Thực tế
Phần tiếp theo là kinh nghiệm thực tế của tôi để đối chiếu với những điều trên.
Tôi bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán từ năm 2003, cho tới nay tôi vẫn tự xem mình không có đủ kiến thức về thị trường chứng khoán, nhưng tôi không chạy theo đám đông và không dùng vốn vay.
Tôi bắt đầu mua cổ phiếu CII từ năm 2002, giữ nguyên số lượng cổ phiếu đến khi CII lên sàn. Năm 2006 thì tôi bán gần hết để dùng tiền vào việc khác, lời 185%, từ 50 triệu đồng thu lại hơn 140 triệu đồng. Thời gian 2003-2006, tôi chỉ đưa thêm một ít tiền vào cổ phiếu trên sàn, mặc dù không chạy theo đám đông nhưng cũng không ít lần tâm lý dao động nên mua bán không đúng lúc và mua phải những cổ phiếu không tốt, đến năm 2006 thì tôi bán gần hết để dùng tiền vào việc khác. Kết quả của giai đoạn này lời khoảng 77%.
Từ năm 2008, tôi bắt đầu đưa tiền trở lại mua cổ phiếu, vẫn không có kiến thức đầy đủ. Theo lời khuyên của một người bạn, tôi mua cổ phiếu của Eximbank, thỉnh thoảng có mua thêm và không bán ra cho tới lúc này (năm 2012). Theo cảm tính, tôi mua cổ phiếu của Vinamilk, thời gian đầu có bán ra do tâm lý dao động, sau đó chỉ mua thêm và không bán nữa. Từ tháng 7/2011, tôi bắt đầu mua vào cổ phiếu Sacombank, chỉ mua từng chút, không bán ra.
Kết quả tới nay (2012) tôi lời 114% trên số cổ phiếu Eximbank, lời 79% trên số cổ phiếu Sacombank, lời 94% trên số cổ phiếu Vinamilk.
Mặc dù tỉ lệ lợi nhuận từ các cổ phiếu đó khá cao nhưng do không đủ tự tin nên tôi không dám đưa nhiều tiền vào đó, lợi nhuận tính thành tiền không nhiều. Hiện nay cổ phiếu chỉ chiếm khoảng 8% tổng tài sản của tôi, còn đầu tư Maxx - Phúc Lộc Thịnh Vượng chỉ chiếm khoảng 4% tổng tài sản, phần lớn còn lại là căn nhà đang ở và tiền gửi tiết kiệm.
Số liệu mới của năm 2016: nhà-đất chiếm gần 50% tài sản, các quỹ đầu tư và cổ phiếu chiếm hơn 40% tài sản, còn lại là bảo hiểm nhân thọ và nợ khó đòi 😟. Lợi nhuận trung bình khi đầu tư các cổ phiếu: VNM 36,33%/năm, KDC 12,8%/năm, HAG -22,8%/năm, MSN -6%/năm, CII 32,75%/năm, SAV 4,6%/năm, GMD 50,27%/năm, AGF 17,42%/năm, REE 29,06%/năm, VF1 5,83%/năm, EIB 19,73%/năm, STB 29,26%/năm, MBB 7,85%/năm.
Ngoài số cổ phiếu trên, tôi còn tham gia kế hoạch bảo hiểm và đầu tư Maxx - Phúc Lộc Thịnh Vượng của Manulife từ tháng 11/2008. Maxx - Phúc Lộc Thịnh Vượng cũng hoạt động giống như cổ phiếu nhưng được các chuyên viên quản lý, phần lớn tiền trong quỹ được đầu tư vào cổ phiếu tốt trên thị trường chứng khoán (kể cả cổ phiếu của các công ty bất động sản), trái phiếu, gửi ngân hàng theo những tỉ lệ khác nhau.
Lúc giá lên cao nhất vào tháng 10/2009 thì quỹ đầu tư Maxx - Phúc Lộc Thịnh Vượng lời đến 100% sau 8 tháng. Nhưng do tâm lý dao động, cuối năm 2011 tôi không đóng thêm tiền khi thấy giá xuống thấp (do sợ rằng nó còn xuống nữa), nên bây giờ khi giá tăng lên tôi chỉ lời có 1,35% (sau khi trừ các chi phí quản lý và bảo hiểm). Từ đầu năm 2012 đến cuối Tháng 5/2012, giá Maxx - Phúc Lộc Thịnh Vượng tăng gần 30%. Nếu đã đóng thêm tiền vào lúc giá thấp thì bây giờ tôi lời nhiều hơn.
Đây là đồ thị giá các đơn vị quỹ Maxx - Phúc Lộc Thịnh Vượng so với thị trường chứng khoán. Đồ thị này cho thấy giá của đơn vị quỹ tăng giảm không ngừng nhưng xu hướng trong dài hạn là tăng.
Từ kinh nghiệm của mình, tôi tin rằng những điều 1, 2, 3 ở trên là đúng. Tôi cho rằng mình thật may mắn khi không có đủ kiến thức mà lời từ các cổ phiếu EIB, VNM, STB. Sắp tới tôi sẽ tăng tỉ lệ tiền đặt vào Maxx - Phúc Lộc Thịnh Vượng để:
- không phụ thuộc nhiều vào yếu tố may mắn nữa
- tận dụng khả năng đầu tư chuyên nghiệp và số vốn lớn của công ty quản lý quỹ để hạn chế khả năng thua lỗ
- dễ dàng tối đa hoá lợi nhuận
- có thể rút tiền ra bất kỳ lúc nào (dễ hơn bán cổ phiếu)
- thêm một số tiền bảo hiểm cho gia đình
Tất cả các con số trong bài này được lấy từ các báo cáo của chương trình gnucash trên số liệu của gia đình tôi.
Mọi người đều ngại đưa tiền vào bảo hiểm nhân thọ vì lợi nhuận thấp, nhưng Maxx - Phúc Lộc Thịnh Vượng là một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có thể đem lại lợi nhuận cao hơn gửi ngân hàng. Và nhất là ai cũng có thể đầu tư chứng khoán với một triệu đồng mỗi tháng, lại không mất thời gian tìm hiểu tình hình các cổ phiếu.
Ngoài bất động sản và cổ phiếu ra còn có những cách khác để ích luỹ dài hạn. Các cách đó được so sánh trong bài viết ở đây.
Đầu tư vào cổ phiếu và quỹ đầu tư trong nước còn nhắc nhở tôi dùng hàng Việt Nam. Và tôi cũng biết ơn những người thường xuyên tiêu thụ sản phẩm Vinamilk, Kinh Đô, dùng dịch vụ ngân hàng Eximbank, những người đã đem lại lợi nhuận cho tôi.
* Tìm hiểu về quỹ đầu tư
* Quỹ đầu tư do Manulife quản lý
* Bảo vệ tài sản trước những bất trắc
* Phần mềm quản lý tài sản
* Phân biệt những cách đầu tư và đầu cơ
* So sánh các cách tích luỹ tài sản dài hạn
* Ưu tiên dùng hàng Việt Nam
Mọi ý kiến thảo luận xin ghi vào các trang: Twitter hoặc Facebook